Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến thành công vì vậy cần phải giao tiếp hiệu quả và khéo léo. Dù bạn sử dụng công cụ giao tiếp nào như gặp mặt trực tiếp, qua thư viết, thư điện tử, qua điện thoại, qua trò chuyện trực tuyến, qua tương tác trong các trò chơi game,… mỗi phương thức giao tiếp đều có 2 mặt, tùy vào điều kiện của bạn mà chọn cách giao tiếp phù hợp và hiệu quả.
Những kỹ năng giúp bạn giao tiếp hiệu quả, khéo léo
Ví dụ bạn không có thời gian, bạn là sếp thì cách giao tiếp qua mail, rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả trên điện thoại là lựa chọn thích hợp, nếu bạn là người thích chơi game thì giao tiếp qua cuộc trò chuyện tương tác các nhân vật, nếu bạn thích gặp mặt sẽ giải quyết được vấn đề nhanh hơn thì gặp mặt trực tiếp. Công nghệ kỹ thuật làm cho cuộc sống trở nên thú vị, đầy đủ hơn.
Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp hoàn thiện cá nhân, mà còn tốt cho xã hội, cho công ty bạn. Giao tiếp tốt làm cho mối quan hệ của bạn ngày càng bền vững và luôn mở rộng, đồng nghiệp yêu mến, thăng tiến cho công việc, khéo léo và ứng xử thông minh trước những cám dỗ cuộc sống bên ngoài xã hội. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể tự rèn luyện dần trong những trải nghiệm cuộc sống, và để giao tiếp hiệu quả và khéo léo nhanh hơn bạn có thể đăng ký khóa học giao tiếp ứng xử tại các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm.
Dưới đây là những gợi ý để giao tiếp hiệu quả giúp bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của mình trong cuộc sống, công việc và xã hội một cách hiệu quả
Hiểu rõ quan điểm của chính bạn
Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.
Hiểu nhau
Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khác muốn nghe.
Sử dụng tốt giọng điệu, và ngữ điệu
Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Để ý đến ngôn ngữ cơ thể
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
Suy nghĩ gì hãy nói ra
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.
Đi vào chi tiết hơn
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.
Đừng thao thao bất tuyệt
Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.
Ánh mắt nói lên tất cả
Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.
Trang phục phù hợp
Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.
Biết lắng nghe hiệu quả
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
Tôn trọng những điểm khác nhau
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Tìm điểm chung của nhau
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.
Vài thao tác cơ bản để rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mà chúng ta phải sử dụng hàng ngày để tạo dựng và củng cố mối quan hệ với mọi người. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn ít giao tiếp, cuộc sống đơn giản chỉ gắn bó với máy tính, sách vở…mà không mấy khi trò chuyện với người khác. Dần dần, bạn sẽ không có thói quen giao tiếp và trở nên kém cỏi, vụng về trong kỹ năng này. Ngay bây giờ, hãy tập cho mình thói quen và rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhé.
Tập chào hỏi
Đặc điểm chung của người ít giao tiếp là không có thói quen chào hỏi mọi người. Mặc dù họ không có ý xem thường, xa lánh…người xung quanh nhưng thói quen ít nói đã ăn sâu và họ luôn giữ bộ mặt lạnh lùng khi gặp người khác. Hãy tập thân thiện với người xung quanh bằng những câu chào hỏi ngắn, ánh mắt thân thiện và nụ cười tươi, bạn sẽ thấy cởi mở hơn đấy.
Nên nhớ khi chào hỏi người lớn tuổi cần có tình thái từ và động tác khẽ cúi đầu để thể hiện sự kính trọng của bạn với họ.
Trò chuyện ngắn
Sau khi tập các câu chào hỏi như “chào anh, chào chị, chào bác ạ…”, bạn có thể nán lại một lúc với ai đó hoặc chủ động bắt chuyện với ai đó bằng những mẩu hội thoại ngắn. Ví dụ như bạn đi đổ rác và gặp bác hàng xóm ngồi nhìn sang, bạn có thể cười cúi đầu chào và hỏi bác ăn cơm chưa,…
Thay đổi dáng đi, cách ăn mặc, ngôn ngữ cơ thể
Sau khi đã tham gia một số mẩu trò chuyện ngắn một thời gian, ít nhiều bạn sẽ thấy những nhược điểm trong giọng nói, cách trò chuyện, dáng đi đứng của mình. Lúc này, những bài tập cơ bản bạn cần tập là:
- Xem lại dáng đứng đã thẳng người chưa. Học cách đi thẳng người và tập thể dục để có dáng chuẩn.
- Học cách ngẩng đầu và nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đứng trước gương và xem xem nụ cười của bạn đã ổn chưa, bạn cười tươi nhất ở dáng vẻ nào…
Khi đã tự tin về ngoại hình, bạn sẽ dạn dĩ hơn trong việc tiếp xúc với người lạ.
Tập diễn đạt trôi trảy
Có thể bạn sẽ ngại giao tiếp vì khả năng diễn đạt kém, việc nói chuyện với mọi người gặp trắc trở…Vậy thì hãy tập cách diễn đạt rành mạch bằng một cuốn sách. Đọc đi đọc lại một đoạn và tìm cách diễn đạt tự nhiên nhất. Sau đó, tự viết ra đoạn văn cho riêng mình và luyện tập với đoạn văn riêng đó. Thói quen này sẽ hình thành cho bạn phản xạ nói mạch lạc, logic.
Tập làm quen
Đôi khi bạn gặp ai đó ở một nơi công cộng mà bạn thấy rất cảm mến, nhưng lại không đủ can đảm làm quen với họ. Hãy phá vỡ rào cản sợ hãi này bằng cách tập chủ động tới bắt chuyện với ai đó. Hãy tạo tình huống làm quen bằng cách hỏi đường, nhờ giúp đỡ…để cuộc trò chuyện tự nhiên hơn. Làm được điều này thì những lần sau bạn đã tự tin hơn để giao tiếp với những người bạn quen biết sơ hoặc mới gặp lần đầu đấy.
Nguồn: http://kynanggiaotiep.com/ren-luyen-ky-nang-giao-tiep-101.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: cách giao tiếp hiệu quả, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp